Hài hước Hệ thập lục phân

Hệ thập lục phân đôi khi được dùng trong các trò đùa cợt của các lập trình viên, vì một số từ có thể được tạo dựng bằng các con số thập lục phân. Một số từ này trong tiếng Anh là "dead" (chết), "beef" (thịt bò), "babe" (người yêu bé bỏng) và, với những thế tự phù hợp, từ "c0ffee" (cà phê). Trang này là một ví dụ điển hình những trò đùa cợt này. Do khả năng dễ nhận biết của những từ sắp xếp kiểu này, kiểm duyệt cài đặt (debugging setup) thường dùng chúng để ráp giá trị khởi đầu cho những tiểu tiết trong bộ nhớ, giúp các lập trình viên tìm ra những tiểu tiết chưa được ráp giá trị khởi đầu (not initialised). Một số người thêm chữ "H" vào đằng sau một con số để biểu thị con số ấy là một số thập lục phân. Quy luật này cũng đôi khi được dùng trong ngữ pháp của ngôn ngữ lập trình assembly cổ của Intel. Với đuôi "H", người ta có thể viết những từ và câu mới, chẳng hạn 1517ADEADB17CH.

Một ví dụ nữa là con số ma (magic number) trong các tiệp của hệ thống phân bổ FAT Mach-O và các chương trình Java, con số đó là "CAFEBABE" (cô bé quán cà phê).

Cái ngân phiếu của Knuth có giá trị là một đô la trong hệ thập lục phân (256 xu = 162), tức là $2.56.

Bảng liệt kê sau đây chính là một trò đùa với hệ thập lục phân:

3x12=362x12=241x12=120x12=18

Ba hàng đầu tiên là tích của số 12, trong khi hàng cuối cùng "0x12" trong thập lục phân lại là 18.

Giá trị 0xdeadbeef ("ox dead beef" - trâu chết [thành] thịt bò) đôi khi được gài vào bộ nhớ chưa được ráp giá trị khởi đầu (uninitialized memory).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hệ thập lục phân http://www.intuitor.com/hex/ http://www.mathsisfun.com/hexadecimal-decimal-colo... http://www.pcnineoneone.com/howto/hex1.html http://acms.synonet.com/bendix/intro/bitsof.pdf http://www.thinkgeek.com/tshirts/frustrations/6596... http://www.web-colors-explained.com/hex.php http://www.engr.umd.edu/~nsw/ench250/number.htm http://www.insidereality.net/site/content/math/bas... http://leetkey.mozdev.org https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Hexade...